[TRẢ LỜI] Mẹ bầu ăn chôm chôm được không?

Quả chôm chôm có nhiều lợi ích với sức khỏe của con người, nhưng bầu ăn chôm chôm được không? thì vẫn là thắc mắc của các mẹ bầu do có những ý kiến trái chiều về loại quả này. Mạnh Thành Fruist sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau. Theo dõi bài viết để cập nhật thông tin hữu ích nhé!

 

Mẹ bầu ăn chôm chôm được không?

 

Bầu ăn chôm chôm được không? Lợi ích khi ăn chôm chôm

Chôm chôm là quả ngọt đặc trưng của khu vực miền Tây sông nước. Lọai quả này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Các chuyên gia cho rằng, với bảng thành phần dinh dưỡng đa dạng, quả chôm chôm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, đó là đối với người bình thường. Vậy mẹ bầu có ăn chôm chôm được không? Loại quả này mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu?

Bà bầu ăn chôm chôm được không?

Chôm chôm là loại quả ngọt có nhiều gia trị dinh dưỡng, mang đến những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể con người. Không chỉ người bình thường, mẹ bầu cũng nên bổ sung quả chôm chôm vào thực đơn của mình.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng không nên ăn chôm chôm khi đang mang thai khiến mẹ bầu lo lắng. Lời truyền miệng bắt nguồn từ việc chôm chôm có tính nóng, dễ gây bốc hỏa tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai. Bên cạnh đó, có ý kiến lại cho rằng, ăn chôm chôm khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

Bà bầu ăn chôm chôm được không?

Hình ảnh: Mẹ bầu CÓ THỂ ăn được quả chôm chôm với số lượng vừa đủ để hấp thụ những giá trị dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu CÓ THỂ ăn được quả chôm chôm với số lượng vừa đủ để hấp thụ những giá trị dinh dưỡng mà loại quả này mang lại. Trên thực tế, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được những ý kiến trên là đúng. Do đó, mẹ bầu không cần lo lắng về vấn đề này.

Bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Quả chôm chôm với vị ngọt thanh mát, mọng nước, mềm ẩm nên dẽ ăn và cực kỳ ngon miệng. Không chỉ vậy, loại quả này còn có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của mẹ và bé. Chỉ cần bổ sung vào thực đơn khoảng 5-6 quả chôm chôm mỗi ngày, mẹ bầu sẽ có được những lợi ích như:

Bổ sung sắt

Sắt là khoáng chất cần bổ sung trong suốt thai kỳ của mẹ bầu bởi tăng cường sức đề kháng, giảm những triệu chứng ốm vặt lại tăng cảm giác ăn ngon. Đồng thời hạn chế được tình trạng ốm vặt. Mẹ bầu thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng để sức khỏe mà còn làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.

Chôm chôm chứa hàm lượng sắt cao, khi nạp vào cơ thể sẽ duy trì nồng độ hemoglobin trong máu. Từ đó, ngăn chặn tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi, uể oải cho mẹ bầu. Đồng thời, bảo vệ sức khỏe của mẹ và hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

Bà bầu ăn chôm chôm giúp bổ sung sắt

Hình ảnh: Chôm chôm chứa hàm lượng sắt cao, khi nạp vào cơ thể sẽ duy trì nồng độ hemoglobin trong máu

Tốt cho hệ tiêu hoá

Trong quả chôm chôm chứa một lượng chất xơ lớn, giúp nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón – Vấn đề phổ biến xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Đồng thời,  bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn với lượng vừa phải còn có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa khác như tiêu chảy, kiết lị,…

Đẹp da và tóc

Nhắc đến những lợi ích mà chôm chôm mang lại cho mẹ bầu thì không thể bỏ qua khả năng giúp chăm sóc da và tóc cho mẹ bầu. Hàm lượng vitamin E, vitamin C, kẽm trong loại quả ngọt này khá cao, hỗ trợ làm đẹp da và tóc hiệu quả cho mẹ bầu.

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng do mẹ bầu thường trải qua các thay đổi về hormone và tác động từ môi trường khiến da sạm nám, khô ráp, rạn da. Vitamin C trong chôm chôm giúp kích thích sản xuất collagen, duy trì độ đàn hồi của da. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào giúp mẹ bầu duy trì làn da mịn màng và khỏe mạnh.Ăn chôm chôm giúp da và tóc tốt đẹp hơn

Hình ảnh: Hàm lượng vitamin E, vitamin C, kẽm trong chôm chôm cao, hỗ trợ làm đẹp da và tóc hiệu quả

Vitamin E giúp nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh, duy trì độ ẩm của tóc. Nhờ đó, giảm tình trạng rụng tóc thường xuất hiện do thay đổi hormone ở mẹ bầu. Ngoài ra, vitamin E còn kích thích mọc tóc, duy trì lớp dầu tự nhiên trên da đầu, giúp tóc khỏe mạnh hơn.

Giảm triệu chứng ốm nghén

Vitamin và khoáng chất trong chôm chôm giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích dày sản sinh enzyme tiêu hóa thức ăn nhanh chóng. Từ đó, giảm tình tạng buồn nôn và khó chịu trong quá trình mang thai. Bổ sung các dưỡng chất trong chôm chôm cũng giúp mẹ bầu thấy thoải mái, giảm căng thẳng và mệt mỏi do ốm nghén.

Ngoài ra, mẹ bầu trong quá trình ốm nghén thường có cảm giác chán ăn. Hương vị chua chua ngọt ngọt dịu nhẹ của loại quả này sẽ kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn và làm dịu dạ dày để giảm thiểu cảm giác buồn nôn. Đồng thời, hàm lượng nước tự nhiên trong chôm chôm cũng có thể duy trì lượng nước trong cơ thể, khắc phục tình trạng mất nước sau khi nôn mửa.

Bầu ăn nhiều chôm chôm có tốt không?

Như đã chia sẻ ở trên, tuy chôm chôm chứa nhiều dinh dưỡng, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ và bé nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Tuyệt đồi không ăn quá nhiều chôm chôm bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Tăng cholesterol trong máu: Hàm lượng đường trong chôm chôm khá cao, khi nạp vào cơ thể sẽ tạo thành acid béo. Những acid được sử dụng để tạo thành triglycerides trong tế bào mỡ, làm tăng lượng mỡ trong cơ thể. Nếu ăn quá nhiều chôm chôm trong một thời gian dài, sẽ khiến làm cholesterol trong máu tăng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Tiểu đường thai kỳ: Nếu ăn quá nhiều chôm chôm sẽ dung nạp một lượng đường lớn vào cơ thể. Điều này có thể gây nên tình trạng tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, chỉ nên ăn từ 5-6 quả chôm chôm mỗi ngày là vừa đủ.

Bầu ăn nhiều chôm chôm có tốt không?

Hình ảnh: Bầu không nên ăn quá nhiều chôm chôm vì có thể gây tiểu đường thai kỳ và tăng cholesterol

 

Một số lưu ý bà bầu cần biết khi ăn chôm chôm

Để đảm bảo lựa chọn được những quả chôm chôm tươi ngon nhất cũng như thưởng thức đúng cách, mẹ bầu nên tham khảo một số lưu ý được Mạnh Thành Fruits chia sẻ sau đây:

Chọn chôm chôm tươi ngon

Chính vụ chôm chôm bắt đầu từ khoảng tháng 6 đến tháng 11, đây là thời điểm chôm chôm tươi ngon nhất mà mẹ bầu nên lựa chọn. Ngoài thời điểm này sẽ là hoa quả trái vụ cần sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích,… không tốt cơ sự phát triển của thai nhi.

Chọn chôm chôm tươi ngon

Hình ảnh: Chọn chôm chôm tươi ngon, chính vụ từ tháng 6 đến tháng 11

Bên cạnh đó, nên lựa chọn những quả to, vỏ có màu đỏ tươi, căng mong, gai thưa. Nếu được ăn thử thì nên kiểm tra một số quả xem cùi dày, mọng nước và ngọt hay không. Tránh lựa chọn những quả đã bị úa màu, gai bị gãy, dập nát.

Thưởng thức chôm chôm đúng cách

Khi thưởng thức chôm chôm, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết mà không gây ra tác dụng phụ khác cho cơ thể:

  • Dù sẽ bóc vỏ nhưng vẫn nên rửa sạch quả chôm chôm trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn, tạo chất, vi khuẩn.
  • Không nên dùng miệng để cắn vỏ mà nên dùng dao hoặc tay để bóc vỏ. Tránh những hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại còn bám trên vỏ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mẹ bầu nên ăn những quả chín vừa phải, không ăn quả đã quá chín bởi những quả này chứa nồng độ cồn cao, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Để tránh tình trạng dung nạp nhiều đường vào cơ thể cùng lúc, không nên ăn quá nhiều chôm chôm một ngày.
  • Những mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ, có huyết áp cao hoặc tăng cân nhanh thì nên hạn chế tối đa ăn chôm chôm.
  • Sau khi mua về, chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh khoảng 5 ngày, ưu tiên thưởng thức ngay khi quả còn tươi mới.

Thưởng thức chôm chôm đúng cách

Hình ảnh: Thưởng thức chôm chôm đúng cách hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết mà không gây ra tác dụng phụ

Mạnh Thành Fruits vừa giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn chôm chôm được không? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn được loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *